Tóm tắt hoạt động khoa học và công nghệ của nhà trường trong nhữn năm gần đây,Tom tat hoat dong khoa hoc va cong nghe cua nha truong trong nhun nam gan day

#
Trang chủ » Nghiên cứu khoa học

Tóm tắt hoạt động khoa học và công nghệ của nhà trường trong nhữn năm gần đây

1. Tên tổ chức: Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung ương I 
Năm thành lập: 1968
Địa chỉ: Thuỵ An, Ba Vì, Hà Nội Điện thoại: 0433. 864.111 
Fax: 0433. 864.111 
E-mail: gtvttw1@gmail.com 
2. Chức năng, nhiệm vụ và loại hình hoạt động KH&CN hoặc sản xuất kinh doanh liên quan đến Đề tài, Dự án SXTN tuyển chọn:
- Nghiên cứu các đề tài KHCN phục vụ cho giảng dạy và đào tạo nghề
- Ứng dụng các đề tài KHCN vào sản xuất và thực tập sản xuất
3. Kinh nghiệm và thành tựu KH&CN trong 5 năm gần nhất 
3.1. Để tài cấp bộ năm 2011: Nghiên cứu cải tiến hệ thống phanh thủy lực của xe tải cỡ nhỏ (<= 2,5 tấn) lắp ráp, sản xuất tại các nhà máy ở việt nam thành hệ thống phanh ABS. Mã số : DT113021
a. Chủ nhiệm đề tài: Ths. NGƯT. Nguyễn Trọng Minh
b. Nội dung tóm tắt:
Tại thời điểm thực hiện đề tài, phương tiện giao thông xe máy được sử dụng phổ biến ở nước ta. Một trong các biện pháp kết cấu làm tăng tính hiệu quả và an toàn khi phanh xe là trang bị hệ thống phanh có tính năng chống bó cứng bánh xe khi phanh (hệ thống phanh ABS). Hệ thống phanh ABS đã được sử dụng rộng rãi trên ô tô du lịch từ những năm 1996, những năm gần đây hệ thống ABS cũng đã được lắp trên các xe tải của các hãng Toyota, Hino, Huyndai, KIA…
Các xe tải được lắp ráp trong nước chưa được trang bị hệ thống phanh ABS. Các thống kê cho thấy, rất nhiều trường hợp tai nạn giao thông ô tô trên đường là do xe bị hãm cứng bánh xe khi phanh gây mất tính ổn định đặc biệt trong những ngày trời mưa, đường trơn. Việc nghiên cứu cải tiến hệ thống phanh thủy lực của các xe tải cỡ nhỏ lắp ráp ở trong nước sẽ góp phần nâng cao tính năng an toàn cho người, xe và hàng hóa chuyên chở khi tham gia giao thông.
Trong số các xe tải lắp ráp ở Việt Nam, số lượng xe tải cỡ nhỏ (tải trọng <2500 KG) chiếm tới hơn 50 % tổng số lượng xe tải chung. Theo số liệu thống kê của VAQ Việt Nam, trong năm 2009 tỷ lệ này là 50% , năm 2010 tỷ lệ này là 64%).
Việc nghiên cứu cải tiến hệ thống phanh thủy lực thông thường thành hệ thống phanh ABS bao gồm việc kết hợp lắp bổ sung các cụm chi tiết và nghiên cứu chế thử bộ điều khiển điện tử ABS ECU sẽ góp phần giảm chi phí ngoại tệ để nhập ngoại và góp phần nâng cao trình độ công nghệ chế tạo các hệ thống cơ điện tử của Việt Nam.
Vì vậy đề tài "Nghiên cứu cải tiến hệ thống phanh thủy lực của xe tải cỡ nhỏ (2,5 tấn) lắp ráp, sản xuất tại các nhà máy ở việt Nam thành hệ thống phanh ABS " có ý nghĩa thực tế và cấp thiết.
3.2. Để tài cấp bộ năm 2012: Nghiên cứu, chế tạo thử nghiệm, lắp đặt thiết bị cảnh báo nồng độ cồn cao quá mức cho phép trong buồng lái của xe ô tô. Mã DT125003 
a. Chủ nhiệm đề tài: Phó giáo sư. Tiến Sĩ. Phạm Hữu Nam
b. Nội dung tóm tắt:
Để đảm bảo an toàn giao thông, pháp luật đã qui định người lái xe không được uống rượu bia trong thời gian vận hành xe. Tuy nhiên, hiện nay có những lái xe không chấp hành nghiêm túc qui định này, trong thời gian làm việc còn uống bia, rượu do đó đã xảy ra không ít các tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Các lực lượng thanh tra, kiểm soát giao thông đã được trang bị các phương tiện kiểm tra nồng độ cồn đối với các lái xe đang điều khiển xe trên đường, tuy nhiên việc kiểm tra này chỉ có thể tiến hành tại một số địa điểm nhất định cũng như với số lượng rất hạn chế người lái xe, do đó khả năng ngăn chặn các lái xe đã uống rượu bia mà vẫn điều khiển xe là chưa triệt để.
Nhiều nước trên thế giới, nhiều hãng xe đã chế tạo và lắp các thiết bị ngay trong buồng lái của xe để phát hiện, cảnh báo nồng độ cồn cao quá mức qui định. Từ năm 2004, các nước Canada, Mỹ, Nhật, các hãng ô tô Hyundai, Nissan, Toyota… đã chế tạo, lắp đặt, sử dụng các thiết bị loại này trên ô tô.
Ở Trong nước, cho đến thời điểm thực hiện đề tài, chưa có đề tài nào nghiên cứu đề xuất các biện pháp ngăn chặn người lái điều khiển xe trong trạng thái say rượu. Nhiều vụ tai nạn giao thông đã xảy ra do nguyên nhân người lái say rượu, đã làm thiệt hại nghiêm trọng cả về người và tài sản hàng hóa, xe cộ.
Để góp phần thiết thực vào việc đảm bảo an toàn giao thông, đề tài “Nghiên cứu, chế tạo thử nghiệm, lắp đặt thiết bị cảnh báo nồng độ cồn cao quá mức cho phép trong buồng lái của xe ô tô” đây là một đề tài rất thiết thực và cần thiết.
3.3. Để tài cấp bộ năm 2013: Nghiên Cứu Xây Dựng Giải Pháp Quản Lý Dữ Liệu Tập Trung Các Thiết Bị GSHT Ô Tô Phù Hợp QCVN 31:2011/BGTVT . Mã Số DT134025 
a. Chủ nhiệm đề tài: Triệu Việt Phương
b. Nội dung tóm tắt:
Ở Việt Nam, ngày 21/10/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2009/NĐ-CP(NĐ91) quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó yêu cầu đến ngày 1/07/2012 toàn bộ phương tiện được doanh nghiệp đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô sẽ phải được lắp ráp thiết bị giám sát hành trình(TBGSHT). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô nhằm cụ thể hóa quy định kỹ thuật đối với TBGSHT ô thô theo NĐ91 đã được ban hành tại thông tư 08/2011/TT-BGTVT ngày 8/3/2011. Theo đó, thiết bị giám sát hành trình gồm phần cứng và phần mềm phân tích dữ liệu. Thiết bị giám sát hành trình phải có tính năng liên tục ghi, lưu giữ và truyền phát qua mạng internet về máy tính doanh nghiệp để lưu trữ theo qui định. Các thông tin tối thiểu bao gồm: thông tin về xe và lái xe, hành trình của xe, tốc độ vận hành của xe, số lần và thời gian dừng đỗ xe, số lần và thời gian đóng, mở cửa xe, thời gian làm việc của lái xe.
Tại thời điểm thực hiện đề tài, Bộ Giao thông vận tải đã chứng nhận kiểu loại cho hơn 50 nhà cung cấp thiết bị GSHT và dịch vụ, các nhà cung cấp thiết bị và dịch vụ GSHT trình đều có các chuẩn giao tiếp và dữ liệu khác nhau. Các dữ liệu đều nằm trên máy chủ của các nhà cung cấp dịch vụ GSHT nên rất khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước khi sử dụng dữ liệu. Đứng trước tình hình đó, cấp thiết phải có giải pháp gom dữ liệu từ các máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ GSHT về một máy chủ chung các dữ liệu theo yêu cầu của quản lý của Nhà nước về hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa tại Nghị định số 91/2009/NĐ-CP của chính phủ và thông tư 14/2010/TT-BGTVT của Bộ GTVT.
3.4. Để tài cấp bộ năm 2014: Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống băng thử động cơ đốt trong phục vụ khảo nghiệm, đánh giá chất lượng động cơ ô tô và xe máy công trình có công suất tới 260 kw. Mã số -DT 124046 
a. Chủ nhiệm đề tài: Ths. NGƯT. Nguyễn Trọng Minh
b. Nội dung tóm tắt:
Tại thời điểm thực hiện đề tài, trong các phòng khảo nghiệm đánh giá chất lượng sửa chữa động cơ yêu cầu phải có các hệ thống đo và tính toán xử lý các dữ liệu tự động. Trong hệ thống đo ghi hiện đại, các tín hiệu đo được số hóa và qua các bộ chuyển đổi thích hợp để gửi về máy tính. Việc kết nối hệ thống đo với máy tính sẽ giúp cho quá trình đo các thông số làm việc của động cơ được tiến hành đồng bộ, thực hiện tính toán xử lý, lưu trữ dữ liệu thuận lợi, nhanh chóng, việc in ấn kết quả dễ dàng.
Một số công ty thiết bị các nước Mỹ, Nhật, Áo, Đức… đã có các thiết bị đánh giá đặc tính động cơ với hệ thống đo được số hóa và kết nối với máy tính. Tuy nhiên các thiết bị này có giá thành rất cao nên chỉ phù hợp trang bị cho các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm về động cơ đốt trong có khả năng đầu tư mua sắm lớn.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống băng thử động cơ đốt trong phục vụ khảo nghiệm, đánh giá chất lượng động cơ ô tô, xe máy công trình có công suất tới 260Kw” với mã số DT 124046 do Trường Cao đảng nghề GTVT Trung ương I chủ trì có những ý nghĩa thiết thực và cấp bách như:
- Nâng cao năng lực tiếp cận kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong đánh giá chất lượng động cơ diesel sau sửa chữa;
- Góp phần nâng cao chất lượng kỹ thuật trong sửa chữa động cơ;
- Giảm chi phí do nhập ngoại, chủ động chế tạo trong nước các phần điều kiện điện tử của hệ thống đo, ghi dữ liệu và tự động vẽ đường đặc tính động cơ, nâng cao chất lượng công tác giảng dạy cũng như thực tế sửa chữa động cơ ở Việt Nam
- Phục vụ trực tiếp cho công tác giảng dạy, thực hành đào tạo sửa chữa động cơ máy thi công, ô tô vận tải của Nhà trường và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.
3.5. Để tài cấp bộ năm 2015: Nghiên cứu, thiết kế chế tạo hệ thống tự động điều chỉnh chiều dày lớp vật liệu rải cho máy rải Sumitomo ha60w-3. Mã số: DT154046 
a. Chủ nhiệm đề tài: Ths. NGƯT. Nguyễn Trọng Minh
b. Nội dung tóm tắt:
Máy rải là một trong số các thiết bị chuyên dụng sử dụng trong các công đoạn rải vật liệu trong xây dựng nền và mặt đường giao thông. Hiện nay, các máy rải đều được nhập khẩu từ nước ngoài. Những máy rải thảm thế hệ cũ không có khả năng tự động điều chỉnh chiều dày lớp rải vì vậy trong quá trình thi công, để thay đổi chiều dày lớp vật liệu rải theo thiết kế đường thì người vận hành máy phải thường xuyên kiểm tra thủ công chiều dày lớp vật liệu rải và sau đó điều chỉnh dần theo cao độ thiết kế để đạt được độ phẳng, độ cong mui luyện của bề mặt đường. Với cách làm như thế, chất lượng lớp rải phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố kinh nghiệm của người vận hành.
Với các máy rải thế hệ cũ, để vận hành máy luôn cần ít nhất là ba thợ vận hành máy đó là lái máy chính và hai thợ phải thường xuyên dùng dưỡng kiểm tra chiều dày lớp vật liệu rải để điều chỉnh bộ nâng hạ ở hai bên đảm bảo độ dày lớp rải theo thiết kế. Tuy nhiên chúng ta cũng biết rằng nhiệt độ của bê tông asphalt nhựa nóng tại thời điểm rải xuống đường phải đạt 900C đến 1000C, vì vậy mà người công nhân vận hành máy rải phải làm việc trong điều kiện chịu nhiệt độ cao và phải thường xuyên hít phải hơi nhựa nóng, điều này là không tốt cho sức khỏe người lao động.
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, trên các máy rải thảm thế hệ mới đã trang bị hệ thống tự động điều chỉnh chiều dày lớp rải theo chuẩn cho trước đảm bảo các yêu cầu về độ phẳng bề mặt cũng như độ siêu cao và mui luyện theo thiết kế.
Do yêu cầu về chất lượng rải thảm mặt đường ngày càng nâng cao, các máy rải thảm thế hệ cũ không còn đáp ứng được yêu cầu thi công mặt đường nữa. Điều này gây ra một số khó khăn, lãng phí thiết bị ở nhiều đơn vị thi công đang còn sử dụng các loại máy này.
Trường Cao đẳng nghề GTVT Trung ương 1 là đơn vị đào tạo nghề Vận hành máy thi công nền và Vận hành máy thi công mặt đường. Đây là các nghề trọng điểm Trường phấn đấu đạt cấp độ Quốc tế và khu vực ASEAN của Nhà trường tới năm 2020. Trong số các thiết bị thi công mà Nhà trường được trang bị cho giảng dạy và đào tạo có máy rải thảm Sumitomo HA60W-3. Máy này có giá trị tài sản lớn. Về chất lượng, máy còn mới tuy nhiên do không có hệ thống tự động điều chỉnh chiều dày lớp thảm rải nên hiệu quả sử dụng máy rất thấp, việc phối hợp với các đơn vị thi công để đưa máy đi thi công công trường kết hợp cho học sinh, sinh viên thực tập có nhiều hạn chế.
Một trong các biện pháp để sử dụng hiệu quả các máy rải thảm thế hệ cũ là cần thiết kế bổ sung hệ thống điều khiển tự động điều chỉnh chiều dày lớp rải trong quá trình thi công. Trong nước chưa có công trình nghiên cứu nào về việc cải tạo, nâng cấp thiết bị cho máy rải thảm thế hệ cũ để máy có thể tự động điều chỉnh chiều dày lớp vật liệu rải đảm bảo yêu cầu thiết kế, thi công đường.
3.6. Để tài cấp bộ năm 2015: Nghiên cứu, chế tạo mô hình hệ thống cơ điện tử điều khiển các trạng thái làm việc của máy xúc Komatsu pc 200-6 phục vụ đào tạo nghề sửa chữa điện máy cồng trình và nghề sửa chữa máy thi công xây dựng. Mã số DT164001. 
a. Chủ nhiệm đề tài: Ths. NGƯT. Nguyễn Trọng Minh
b. Nội dung tóm tắt:
Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung ương I có nhiệm vụ đào tạo nhân lực nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng và nghề Sửa chữa điện máy công trình. Các nghề này là nghề đào tạo truyền thống của Nhà trường và là các nghề đào tạo trọng điểm cấp độ quốc gia. Đội ngũ giáo viên giảng dạy trong Khoa đều được đào tạo theo chương trình dự án nâng cao năng lực đào tạo công nhân xây dựng đường bộ Trường Kỹ thuật nghiệp vụ Giao thông vận tải I từ năm 2001 đến năm 2006 do các chuyên gia Nhật Bản có nhiều kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy.
Trong chương trình đào tạo của hai nghề trên có nhiều các mô đun trang bị kiến thức về sơ đồ các mạch chức năng trong hệ thống điện của máy, vận hành, kiểm tra và sửa chữa các cụm chi tiết, các mạch trong hệ thống điện của các máy thi công công trình.
Về hệ thống điện của các máy thi công xây dựng đường bộ (máy san nền, máy xúc, máy ủi, cần cẩu, máy rải thảm...) thì hệ thống điện trên máy xúc được coi là đại diện chung vì trên đó có đầy đủ cả hệ thống điện điều khiển động cơ, hệ thống điện điều khiển các cơ cấu chấp hành thủy lực, các hệ chấp hành kiểu điện khác…Ngoài ra, về số lượng, máy xúc cũng chiếm tỷ lệ cao trong chủng loại các máy thi công công trình. Do đó, trong các mô đun dạy về hệ thống điện trên máy công trình thì các bài thực hành chung, cơ bản thường được hướng dẫn trên hệ thống điện của máy xúc.
Trên các máy công trình thế hệ cũ (kể cả máy xúc) chủ yếu sử dụng các hệ thống cơ điện hoặc thủy lực điện từ. Trên các loại máy này sử dụng nguồn động lực là các động cơ diesel thế hệ cũ không có điều khiển điện tử, điều khiển động cơ độc lập với chế độ tải của máy. Hiện nay, trong các máy thế hệ mới đã áp dụng rất nhiều công nghệ tiên tiến nhằm tiết kiệm nhiên liệu, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường và tăng tính hiệu quả, tin cậy trong các thao tác làm việc. Trong đào tạo nghề của nhà trường, việc cập nhật và bổ sung các kiến thức mới về hệ thống điện điều khiển điện tử trên các máy công trình là rất cần thiết và cấp bách. Các mô hình, sơ đồ, các bài thực hành hệ thống điện trên máy công trình thế hệ cũ không còn phù hợp để giảng dạy cho các loại máy thế hệ mới nữa.
Máy xúc PC 200-6 của hãng KOMATSU (Nhật Bản) là loại máy xúc bánh xích có dung tích gầu 0,8 m3 hiện đang được sử dụng phổ biến trong thi công công trình đường bộ ở Việt Nam. Máy xúc PC 200-6 là loại máy xúc thế hệ mới, các hệ thống động cơ, hệ thống công tác (quay vòng, xúc…) là các hệ thống được điều khiển bằng cơ điện tử trong đó sử dụng các cảm biến, bộ vi xử lý, các cơ cấu chấp hành kiểu điện cơ hoặc điện thủy lực. Hệ thống điều khiển các chế độ làm việc của động cơ được tích hợp điều khiển tự động theo chế độ tải của máy. Đặc biệt, trên máy còn có các hệ thống tự chẩn đoán lỗi OBD để tự động phát hiện và cảnh báo về các trạng thái lỗi trong các hệ thống có điều khiển điện tử của máy. Để giảng dạy và thực hành vận hành, kiểm tra, sửa chữa các bộ phận, mạch điện thành phần trong hệ thống điện của máy xúc này một cách hiệu quả cần phải có mô hình dàn trải các mạch chức năng, các cảm biến, bộ điều khiển vi mạch, các cơ cấu chấp hành trong hệ thống điện của nó. Sau khi thực hành thành thạo cách đấu nối, kiểm tra, sửa chữa trên mô hình dàn trải này, các sinh viên sẽ tiếp cận một cách nhanh chóng trên hệ thống thực. Vì vậy đề tài “Nghiên cứu, chế tạo mô hình hệ thống cơ điện tử điều khiển các trạng thái làm việc của máy xúc KOMATSU PC 200-6 phục vụ đào tạo nghề Sửa chữa điện máy cồng trình và nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng. Mã số DT164001” có ý nghĩa thực tế và cấp thiết.