Nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng,Nghe Sua chua may thi cong xay dung

#
Trang chủ » Cao đẳng

Nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng

Tên nghề: Sửa chữa máy thi công xây dựng Trình độ: Cao đẳng Thời gian đào tạo: 36 tháng

 Tên nghề: Sửa chữa máy thi công xây dựng Trình độ: Cao đẳng Thời gian đào tạo: 36 tháng

 
CHUẨN ĐẦU RA
(Chuẩn đầu ra nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng được ban hành theo quyết định số 1456/QĐ-GTVTTWI-ĐT ngày 21/9/2017)
 
1. Giới thiệu chung về nghề
 
Người hành nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng trình độ cao đẳng thực hiện công việc tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu, hệ thống truyền động cơ khí trên các máy thi công xây dựng thông dụng; các công việc kiểm tra, xác định được tình trạng kỹ thuật để bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế các chi tiết, bộ phận trong các cơ cấu, hệ thống cơ khí, thủy lực và khí nén trên máy thi công xây dựng; Có tư duy độc lập; có năng lực nghiên cứu tự bổ sung kiến thức theo yêu cầu công việc.
 
2. Kiến thức
 
-  Hiểu được sơ đồ cấu tạo chung của các hệ thống trên máy công trình;
 
-  Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và nguyên lý làm việc của các máy công trình thông dụng như San, Lu, Xúc, Ủi, Cần trục và một số máy công tình khác để bảo dưỡng và sửa chữa;
 
-  Giải thích được cấu trúc cơ bản, chức năng, nhiệm vụ và các thông số kỹ thuật cơ bản của các cơ cấu, bộ phận điều khiển điện, điện tử và truyền động cơ khí trên các máy thi công xây dựng thông dụng;
 
-  Xác định được các chỉ tiêu, tiêu chuẩn để đánh giá các mức độ hư hỏng và đề xuất ra phương án bảo dưỡng, sửa chữa các loại máy thi công xây dựng thông dụng khi được cung cấp tài liệu kèm theo.
 
-  Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
 
3. Kỹ năng
 
- Chẩn đoán được tình trạng kỹ thuật trên các máy thi công xây dựng thông dụng;
 
- Thực hiện được công việc tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu, hệ thống truyền động cơ khí trên các máy thi công xây dựng thông dụng;
 
- Thực hiện được các công việc kiểm tra, xác định được tình trạng kỹ thuật để bảo dưỡng, thay thế các cơ cấu hệ thống điều khiển bằng điện, điện tử và thủy lực;
 
- Làm được một số công việc cơ bản của người thợ nguội, thợ hàn, thợ điện phục vụ cho quá trình bảo dưỡng sửa chữa;
 
      - Làm được một số công việc cơ bản của người thợ nguội, thợ hàn, thợ sửa chữa phục vụ cho quá trình bảo dưỡng sửa chữa;
 
- Tổ chức thực hiện được các biện pháp đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường; xử lý được các tình huống sơ cứu người bị nạn tại các công trình thi công;
 
- Chia sẻ, hướng dẫn được kiến thức, kỹ năng nghề cho thợ bậc thấp hơn;
 
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
 
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một  số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
 
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
 
- Có thể làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết các công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi và ứng dụng được công nghệ mới vào công việc của nghề;
 
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
 
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và đánh giá kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
 
- Có đạo đức nghề nghiệp, cẩn thận, chính xác trong công việc; có tinh thần kỷ luật trong công việc;
 
- Có ý thức trách nhiệm trong bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng hiệu quả tiết kiệm.
 
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
 
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại vị trí việc làm:
 
          - Tự mở xưởng vừa và nhỏ làm dịch vụ bảo dưỡng, Sửa chữa máy thi công xây dựng;
 
  - Tham gia làm việc tại các nhà máy, công ty, các xưởng lắp ráp, sửa chữa bảo dưỡng máy xây dựng công trình
 
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
 
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA NGHỀ