Nghề Vận hành máy thi công mặt đường ,Nghe Van hanh may thi cong mat duong

#
Trang chủ » Cao đẳng

Nghề Vận hành máy thi công mặt đường

Tên nghề: Vận hành máy thi công mặt đường Trình độ: Cao đẳng Thời gian đào tạo: 30 tháng

 Tên nghề: Vận hành máy thi công mặt đường Trình độ: Cao đẳng Thời gian đào tạo: 30 tháng

 
CHUẨN ĐẦU RA
(Chuẩn đầu ra nghề Vận hành máy thi công mặt đường được ban hành theo quyết định số 1456/QĐ-GTVTTWI-ĐT ngày 21/9/2017)
 
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
 
Người làm nghề Vận hành máy thi công mặt đường trình độ cao đẳng thực hiện vận hành các loại máy san, máy lu, máy rải và máy thi công mặt đường liên quan để xây dựng kết cấu mặt đường của công trình cầu, đường bộ. Công việc được thực hiện trên công trường nơi có tuyến đường đang xây dựng hoặc tại công trường xây dựng có liên quan. Công việc được tiến hành trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, có nhiều máy móc cùng tham gia thi công và chịu tác động của các yếu tố tổng hợp: tiếng ồn, khói bụi, nhiệt độ và thời tiết khắc nghiệt.
 
2. Kiến thức
 
-  Trình bày được các quy định của bản vẽ kỹ thuật và các nội dung trong hồ sơ thi công mặt đường;
 
-  Trình bày được tính chất, công dụng, phân loại, phương pháp bảo quản của các loại nhiên liệu và dầu mỡ bôi trơn dùng cho máy thi công mặt đường;
 
-  Giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các đặc tính kỹ thuật của các loại máy thi công mặt đường (máy san, máy lu, máy rải và máy thi công mặt đường liên quan);
 
-  Trình bày được quy trình bảo dưỡng kỹ thuật các loại máy san, máy lu, máy rải và máy thi công mặt đường liên quan;
 
-  Trình bày được một số nguyên nhân hư hỏng, cách kiểm tra, sửa chữa những hư hỏng thông thường của các loại máy thi công mặt đường;
 
-  Trình bày được phương pháp lập kế hoạch thi công, kế hoạch quản lý vật tư, thiết bị thi công mặt đường;
 
-  Giải thích được các phương án tổ chức thi công và các nguyên tắc lựa chọn máy thi công mặt đường;
 
-  Phân tích được các phương án thi công mặt đường tùy theo từng loại máy trong các điều kiện hiện trường khác nhau;
 
-  Giải thích được các hiện tượng máy gặp sự cố thông thường và biện pháp xử lý trong quá trình thi công;
 
-  Trình bày được nội dung, ý nghĩa của kỹ thuật an toàn lao động và vệ sinh môi trường khi vận hành và bảo dưỡng các loại máy thi công mặt đường;
 
-  Trình bày được nội dung công tác kiểm tra giám sát thi công, điều chỉnh quá trình thi công trong phạm vi của nghề Vận hành máy thi công mặt đường;
 
-  Trình bày được nội dung công tác tổng hợp khối lượng, nghiệm thu, bàn giao các hạng mục thi công mặt đường đã hoàn thành bằng các loại máy thi công mặt đường;
 
-  Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
 
3. Kỹ năng
 
-  Đọc được hồ sơ thi công các hạng mục kết cấu mặt đường; tra cứu được các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành Vận hành máy thi công mặt đường;
 
-  Chuẩn bị được các công việc trước khi thi công cho máy san, máy lu, máy rải và các máy thi công mặt đường liên quan;
 
-  Vận hành được các loại máy san, máy rải, máy lu và các máy thi công mặt đường liên quan để thi công các lớp kết cấu mặt đường đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và năng suất lao động;
 
-  Xử lý được các tình huống sự cố thường gặp của máy trong quá trình thi công các lớp kết cấu mặt đường;
 
-  Bảo dưỡng kỹ thuật được các loại máy lu, máy san, máy rải và các loại máy thi công mặt đường liên quan theo đúng yêu cầu kỹ thuật;
 
-  Xác định được nguyên nhân và thay thế những bộ phận hư hỏng đơn giản của các loại máy lu, máy san, máy rải và các loại máy thi công mặt đường liên quan theo đúng yêu cầu kỹ thuật;
 
-  Tính toán được khối lượng nhiên liệu, nhân công và số lượng, chủng loại các thiết bị máy móc cần thiết phục vụ thi công mặt đường;
 
-  Điều phối, sắp xếp được máy thi công một cách hợp lý trên công trường; kịp thời xử lý điều chỉnh về kỹ thuật và tiến độ thi công mặt đường;
 
-  Tổng hợp được khối lượng thi công của các máy thi công mặt đường;
 
-  Nghiệm thu và bàn giao được công trình theo đúng quy định;
 
-  Tổ chức thực hiện được các biện pháp đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường; xử lý được các tình huống sơ cứu người bị nạn tại các công trình thi công;
 
-  Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
 
-  Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
 
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
 
-  Có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết được những tình huống phức tạp trong thực tế;
 
-  Tổ chức thực hiện được công việc theo nhóm, hướng dẫn và giám sát các thành viên trong nhóm thực hiện các công việc trong điều kiện làm việc thay đổi;
 
-  Đánh giá được các kết quả công việc của mình và của các thành viên trong nhóm;
 
-  Chủ động, nghiêm túc và tự tin trong thực hiện nhiệm vụ và có trách nhiệm trong công tác, vị trí được phân công trên nguyên tắc dám nghĩ, dám làm;
 
-  Tuân thủ các quy định tại nơi làm việc, bảo đảm an toàn lao động, an toàn phòng chống cháy nổ và vệ sinh công nghiệp;
 
-  Chịu trách nhiệm về máy móc thiết bị, con người được giao quản lý và tiến độ, chất lượng công trình.
 
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
 
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
 
-  Vận hành các loại máy thi công mặt đường (máy san, máy rải, máy lu, máy thi công mặt đường liên quan);
 
-  Bảo dưỡng kỹ thuật máy thi công mặt đường.
 
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
 
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA NGHỀ