Nghề Công tác xã hội,Nghe Cong tac xa hoi

#
Trang chủ » Cao đẳng

Nghề Công tác xã hội

Tên nghề: Công tác xã hội Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề Thời gian đào tạo: 36 tháng

 Tên nghề: Công tác xã hội Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề Thời gian đào tạo: 36 tháng

 
CHUẨN ĐẦU RA
(Chuẩn đầu ra nghề Công tác xã hội được ban hành theo quyết định số 1456/QĐ-GTVTTWI-ĐT ngày 21/9/2017)
1. Giới thiệu chung về nghề
 
Người làm nghề Công tác xã hội trình độ cao đẳng thực hiện giúp đỡ những người dân có nhu cầu trợ giúp về tâm lý và xã hội. Đối tượng người dân đa dạng bao gồm trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, người nghèo, người khuyết tật, người có vấn đề về sức khỏe tâm thần, người nghiện chất, người nhiễm và ảnh hưởng bới HIV/AIDS, nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân do thiên tai, nạn nhân buôn bán người,... Nghề Công tác xã hội thường làm việc tại các trung tâm/tổ chức cung cấp các dịch vụ an sinh xã hội và tham vấn tâm lý, bệnh viện, trường học, các trung tâm/tổ chức tư vấn và điều trị cai nghiện ma túy, các trung tâm/tổ chức quản lý hoặc triển khai các dự án phát triển cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ (NGO) trong nước và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, phát triển cộng đồng và phát triển xã hội.
 
2.    Kiến thức
 
-  Trình bày được kiến thức cơ bản về quá trình hình thành và phát triển công tác xã hội trên thế giới và Việt Nam; đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của công tác xã hội; mối quan hệ giữa công tác xã hội và một số ngành học khác; xử lý khủng hoảng, các mô hình trong công tác xã hội,…;
 
-  Mô tả được lịch sử hình thành và các lý thuyết kinh điển trong công tác xã hội: lý thuyết nhận - thức hành vi, lý thuyết sinh thái, lý thuyết phân tâm, lý thyết gia đình, lý thuyết phát triển đời người, thuyết nhu cầu, thuyết hệ thống;
 
-  Phân tích và phân biệt một cách cơ bản về các cấp độ can thiệp xã hội: cá nhân, nhóm, cộng đồng. Kết nối được phương pháp và kỹ năng trong tham vấn để ứng dụng một cách linh hoạt vào thực hành công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm và phát triển cộng đồng;
 
-  Mô tả được mô hình tiếp cận khác nhau giúp đỡ đối tượng có vấn đề trong cuộc sống; kiến thức nghiên cứu và xây dựng chính sách;
 
-  Khái quát được kiến thức quản lý, điều hành các hoạt động, dịch vụ trợ giúp cá nhân, gia đình, nhóm;
 
-  Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
 
3.  Kỹ năng
 
-  Sử dụng được các kỹ năng công tác xã hội cá nhân, nhóm vào việc cung cấp các dịch vụ trợ giúp các cá nhân, gia đình và nhóm để giúp họ tăng cường năng lực tự giải quyết vấn đề và đáp ứng nhu cầu của mình;
 
-  Kết nối được các nguồn lực để góp phần cải thiện, giải quyết vấn đề xã hội;
 
-  Áp dụng kiến thức, kỹ năng công tác xã hội để chữa trị và phục hồi các chức năng xã hội cho các đối tượng yếu thế. Kết nối, phát huy nguồn lực nhằm phát triển con người, quản lý xã hội một cách hài hoà ở cấp độ cá nhân, tổ chức nhằm phòng ngừa các yếu tố nguy cơ về tệ nạn xã hội, lệch lạc xã hội,...;
 
-  Vận dụng được các chính sách xã hội và biện hộ cho thân chủ được thụ hưởng các quyền lợi chính đáng và phản hồi điều chỉnh chính sách;
 
-  Áp dụng được các kỹ năng: lắng nghe, quan sát, vấn đàm, vãng gia, tham vấn và viết báo cáo, truyền thông nhóm, xử lý xung đột nhóm, xử lý khủng hoảng, kỹ năng thương lượng;
 
-  Thực hiện được các kỹ năng nghiên cứu xã hội, lập kế hoạch, đánh giá chính sách, mô hình giúp đỡ, quản lý các tổ chức xã hội;
 
-  Đánh giá, phát hiện được các vấn đề trong cộng đồng, huy động nguồn lực phát triển cộng đồng, tham gia quản lý và thực hiện các dự án phát triển cộng đồng;
 
-  Phân tích, đánh giá, áp dụng được mô hình tiếp cận phục vụ cho phát triển nghề nghiệp;
 
-  Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
 
-   Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
 
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
 
- Hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỷ mỷ, chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao;
 
- Nhận thức về bản thân, biết lắng nghe, thấu cảm, quản lý cảm xúc;
 
- Trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý. Có tinh thần hợp tác nhóm tốt, chủ động thực hiện công việc được giao và có tác phong công nghiệp;
 
-  Tuân thủ các quy điều đạo đức nghề nghiệp của ngành khoa học xã hội nói chung và của ngành công tác xã hội nói riêng.
 
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
 
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
 
-  Công tác xã hội trường học;
 
-  Công tác xã hội người cao tuổi;
 
-  Công tác xã hội trẻ em và gia đình;
 
-  Phát triển cộng đồng;
 
-  Công tác xã hội bệnh viện;
 
-  Công tác xã hội cơ sở;
 
-  Công tác xã hội người khuyết tật;
 
-  Công tác xã hội người nghiện.
 
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
 
 
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
 
 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA NGHỀ