CCT1 TỔ CHỨC THÀNH CÔNG HỘI NGHỊ CÔNG TÁC TUYỂN SINH - ĐÀO TẠO VÀ HỢP TÁC DOANH NGHIỆP,CCT1 TO CHUC THANH CONG HOI NGHI CONG TAC TUYEN SINH - DAO TAO VA HOP TAC DOANH NGHIEP

#
Trang chủ »Tin tức - sự kiện

CCT1 TỔ CHỨC THÀNH CÔNG HỘI NGHỊ CÔNG TÁC TUYỂN SINH - ĐÀO TẠO VÀ HỢP TÁC DOANH NGHIỆP

Nhằm mục đích gắn kết chặt chẽ trong công tác phối hợp tuyển sinh, nâng cao chất lượng đào tạo và giới thiệu việc làm cho các em HSSV sau khi tốt nghiệp ra trường. Sáng ngày 4/4/19 tại hội trường P206, trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương I (CCT1) tổ chức Hội nghị công tác tuyển sinh, đào tạo và hợp tác doanh nghiệp.


Toàn cảnh hội nghị công tác tuyển sinh, đào tạo và hợp tác doanh nghiệp

Đến dự Hội nghị gồm có: về phía nhà trường có thầy Dương Thế Anh, phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng, thầy Đông Anh Nam – trưởng phòng Đào tạo, đại diện Công đoàn, Đoàn thanh niên, các đơn vị trực thuộc nhà trường; về phía các đại biểu tham dự hội nghị có các đại biểu đại diện phòng giáo dục và đào tạo huyện Ba Vì, đại diện lãnh đạo hơn 40 trường THCS, THPT huyện Ba Vì, đại diện là các doanh nghiệp đã và đang phối hợp với trường trong công tác đào tạo và tiếp nhận HSSV sau khi tốt nghiệp.


Thầy Dương Thế Anh - Hiệu trưởng nhà trường phát biểu tại Hội nghị

Việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 522/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” cho thấy vai trò hướng nghiệp và phân luồng học sinh phổ thông hiện nay là rất quan trọng và cần thiết.


Thầy Đông Anh Nam báo cáo tình hình công tác tuyển sinh, đào tạo giới thiệu việc làm và triển khai một số văn bản Nhà nước về công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS

Theo đó, lộ trình đến năm 2020 phải đạt 30% và đến năm 2025 phải đạt 40% học sinh tốt nghiệp THCS học tập tại các cơ sở GDNN.

Trên địa bàn Hà Nội, để đạt mục tiêu đề ra, Dưới sự chỉ đạo của Sở Giáo dục đào tạo Hà Nội, các trường THCS, THPT đã đẩy mạnh công tác định hướng, phân luồng một cách hợp lý. Từ hiệu quả của công tác này, các bậc phụ huynh và các em học sinh đã hiểu rõ hơn tầm quan trọng và những lợi ích thiết thực khi theo học tại các cơ sở GDNN. 

Tại Hội nghị, các đại biểu cùng lãnh đạo CCT1 đã thảo luận và đưa ra nhiều vấn đề trong công tác học nghề, đặc biệt là vấn đề phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh hiện nay.


Các đại biểu tham dự Hội nghị đặc biệt quan tâm tới công tác phân luồng và định hướng học sinh

Thầy Đông Anh Nam trưởng phòng đào tạo CCT1 chia sẻ “Việc kết hợp học văn hóa và học nghề hiện nay, tạo thuận lợi cho học sinh vừa học trung cấp vừa học văn hóa THPT theo chương trình GDTX để thi lấy bằng THPT quốc gia, điều này giúp học sinh rút ngắn thời gian và giảm chi phí học tập, sớm có công việc phù hợp, ổn định cuộc sống. Mặt khác vẫn có điều kiện tiếp tục học liên thông lên Cao đẳng ngay sau khi tốt nghiệp trung cấp hoặc tiếp tục đi học lên bậc cao hơn khi có điều kiện.

Tuy nhiên, việc thực hiện phân luồng học sinh vẫn còn gặp khó khăn do một số phụ huynh và học sinh vẫn chưa nhận thức đúng về phân luồng học sinh, nhiều gia đình vẫn kỳ vọng vào tương lai con em mình học cấp 3, học đại học sẽ có công việc tốt hơn trong khi thực tế hiện nay tỉ lệ thất nghiệp hoặc làm việ với thu nhập thấp ngày một tăng cao.

Nhận thức được sự quan trọng, tại Hội nghị công tác tuyển sinh, đào tạo và hợp tác doanh nghiệp, lãnh đạo CCT1 đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp phân luồng của THCS trong giai đoạn tiếp theo.


Thầy Dương Thế Anh - hiệu trưởng CCT1 mong muốn học sinh các trường THCS, THPT khi đến học tập, trải nghiệm tại nhà trường sẽ có những tác động tích cực tới việc định hướng nghề nghiệp của các em sau này

Theo thầy Dương Thế Anh, hiệu trưởng nhà trường “Việc tăng cường công tác tuyên truyền và cho các em học sinh tại các trường THCS, THPT trên địa bàn huyện Ba Vì tham quan, học tập, trải nghiệm các nghề và được tuyên truyền an toàn giao thông tại CCT1 sẽ được đẩy mạnh, duy trì và thường xuyên”.

Đặc biệt, hoạt động đưa học sinh tham quan trải nghiệm được lãnh đạo phía các trường THCS, THPT đánh giá rất cao. Theo thầy Chu Đình Thiện, Hiệu trưởng trường THCS Yên Bài A cho biết “Trước quý trường, đã có rất nhiều đơn vị đến chúng tôi tuyên truyền và tuyển sinh, khu vực Hà Nội có, trên địa bàn Ba vì cũng có, nhưng đặc biệt, khi nhà trường đến trường chúng tôi làm hoạt động trải nghiệm cho học sinh thì học sinh rất hào hứng, các em khi đến trường được tuyên truyền ATGT, được thăm quan, tận mắt thấy cơ sở vật chất của nhà trường, thấy máy móc thiết bị, hơn hết còn được trải nghiệm lái máy hay làm bánh,…những việc rất đơn giản mà chính học sinh cũng chưa được làm bao giờ, chính điều đó gây hứng thú và hào hứng với các em. Sau mỗi buổi trải nghiệm, chúng tôi cho các em làm bài thu hoạch và nhận được rất nhiều đánh giá tích cực từ phía các em, các em có nhiều thay đổi về nhận thức trong việc học nghề”.


Thầy Đông Anh Nam mời các đại biểu tham gia tọa đàm đóng góp những ý kiến tại Hội nghị

Tại Hội nghị, trong thời gian tọa đàm cùng nhà trường đại diện lãnh đạo các trường THCS, THPT có nhiều ý kiến đóng góp về những thuận lợi và đề xuất với nhà trường các biện pháp giúp học sinh có được những định hướng nghề nghiệp và có được nhìn nhận đúng đắn về công tác phân luồng hiện nay.


Thầy Nguyễn Văn Hợp  - Hiệu trưởng trường THPT Ngô Quyền đóng góp ý kiến trong việc giúp học sinh
định hướng nghề nghiệp bản thân


Thầy Nguyễn Văn Nghiệp - Hiệu trưởng trường THCS Phú Châu rất quan tâm tới hoạt động đưa học sinh đến nhà trường trải nghiệm



Ông Hoàng Đình Linh - chuyên viên phòng giáo dục và đào tạo huyện Ba Vì phát biểu tại Hội nghị

Theo các ý kiến đóng góp của các đại biểu thì việc triển khai phân luồng là chủ trương rất đúng đắn, tuy nhiên còn nhiều khó khăn trong việc triển khai mà chủ yếu là do tâm lý bằng cấp còn nặng nề, các ý kiến đóng góp đề nghị với nhà trường là cần tăng cường công tác thông tin phân luồng đến phụ huynh học sinh, trên các phương tiện thông tin đại chúng, đến tận các xã và các địa phương. Về phía nhà trường cần hỗ trợ tạo điều kiện cho học sinh các xã khó khăn (7 xã miền núi), nếu học sinh ở nội trú thì tạo điều kiện không thu tiền ký túc xá mà chỉ thu tiền điện nước, nhà trường cần tăng cường giới thiệu đầu ra cho học sinh tốt nghiệp để con em có việc làm ổn định cuộc sống.
Trả lới vấn đề này, thầy Dương Thế Anh - Hiệu trưởng nhà trường rất qua tâm, ủng hộ con em địa phương theo học tại trường, bố trí học sinh tốt nghiệp THCS ở ký túc xá chỉ đống tiền điện nước; học sinh học các nghề nhóm kỹ thuật như: công nghệ ô tô, vận hành máy thi công nền, vận hành máy thi công mặt đường, điện dân dụng, điện công nghiệp, kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí... nhà trường sẽ cam kết đảm bảo có việc làm cho học sinh sau khi ra trường với mức lương tối thiểu là 5.000.000đồng/tháng, các em đi thực tập nhà trường sẽ đàm phán với doanh nghiệp hỗ trợ từ 140.000 đến 200.000 đồng/ngày công.
Để góp phần nhìn nhận khách quan và đúng đắn, các đại diện doanh nghiệp tham dự Hội nghị cũng đúng góp ý kiến và đưa ra những giải pháp thu hút, bên cạnh đó, các đại diện doanh nghiệp cũng giới thiệu và sẵn sàng tiếp nhận các học sinh sau khi tốt nghiệp tại CCT1.


Đại diện công ty Ông Lê Khắc Hiệp - Tổng giám đốc công ty Cổ phần ADT Quốc tế cam kết sẽ hỗ trợ nhà trường trong việc tuyển dụng HSSV sau khi ra trường theo phương pháp mới áp dụng công nghệ 4.0


Bà Vũ Thị Xuân - Tổng Giám đốc công ty Cổ phần Phát triển nghề nghiệp tuổi trẻ Việt chia sẻ " Phía công ty chúng sẽ hỗ trợ nhà trường trong công tác kết nối thực tập cho HSSV, ngoài ra sẽ giúp đỡ HSSV nhà trường định hướng nghề nghiệp cho bản thân"


Ông Phạm Gia Quyền - Giám đốc Trung tâm phục hồi chức năng máy công trình nhận định việc HSSV học nghề hiện nay rất cần thiết, theo ông "Bất cứ nhân lực nào khi đến xin việc, nếu giới thiệu được học tại nhà trường tôi đều rất tin tưởng và nhận vào trung tâm làm việc"


Ông Lê Mạnh Cường - giám đốc công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và thương mại Thiên Trường phát biểu tại Hội nghị

Sau phần tọa đàm, đại diện các trường THCS, THPT, các doanh nghiệp tham dự Hội nghị công tác tuyển sinh, đào tạo và hợp tác doanh nghiệp ký kết cùng nhà trường biên bản ghi nhớ về tuyển sinh, tham gia đào tạo và tiếp nhận học sinh thực tập và làm việc.


Đại diện trường THPT Ngô Quyền và trường Cao đẳng GTVT Trung ương I ký biên bản ghi nhớ tại Hội nghị


Đại diện trường THCS Yên Bài A và trường Cao đẳng GTVT Trung ương I ký biên bản ghi nhớ tại Hội nghị


Đại diện công ty Cổ phần Phát triển nghề nghiệp tuổi trẻ Việt và trường Cao đẳng GTVT Trung ương I ký biên bản ghi nhớ
tại Hội nghị


Đại diện công ty Cổ phần ADT Quốc tế và trường Cao đẳng GTVT Trung ương I ký biên bản ghi nhớ tại Hội nghị

Trước tình hình thực tiễn đất nước đang rất cần những lao động được đào tạo và có tay nghề vững vàng để bước vào hội nhập với thị trường lao động quốc tế hiện nay, công tác phân luồng và hướng nghiệp cho học sinh tốt nghiệp THCS, THPT hiện nay không chỉ là yếu tố “cần có” mà còn là “cần thiết” để nhà trường và phụ huynh lưu tâm nhằm định hướng nghề nghiệp cho con em mình.


Lãnh đạo nhà trường cùng toàn thể đại biểu tham dự Hội nghị chụp ảnh lưu niệm

MỘT SỐ HÌNH ẢNH


Đại diện tham dự Hội nghị là lãnh đạo các trường THCS, THPT


Đại biểu tham dự Hội nghị tham quan cơ sở vật chất nhà trường


Đại biểu tham dự Hội nghị tham quan xưởng Hàn


Đại biểu tham dự Hội nghị tham quan cơ sở vật chất khoa Cơ khí


Đại biểu tham dự Hội nghị tham quan các phòng học Lý thuyết tại khu vực xưởng khoa Cơ khí


Thầy Trần Quang Linh, tổ trưởng Tổ tuyển sinh và tư vấn việc làm giới thiệu thiết bị do Nhật Bản viện trợ
dùng cho việc học tập của HSSV


Đại biểu tham dự Hội nghị tham quan cơ sở vật chất nhà trường


Thầy Trần Quang Linh đại diện nhà trường đưa đại biểu tham dự Hội nghị tham quan cơ sở vật chất


Các đại biểu tham dự Hội nghị được dự giờ một tiết học của sinh viên khoa Công nghệ ô tô


Đại biểu tham dự Hội nghị tham quan cơ sở vật chất nhà trường


Đại biểu tham dự Hội nghị tham quan phòng tuyền thống nhà trường


Đại biểu tham dự Hội nghị tham quan cơ sở vật chất nhà trường

(ĐAN & ĐT)